Quản Trị Nhân Sự Là Gì???

Ngày nay, xã hội phát triển kéo theo đó là sự xuất hiện của các mặt hàng mới, mẫu mã phong phú, đa dạng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao sức cạnh trạnh để có thể tồn tại lâu dài, một trong những điều cần thiết để tăng sức cạnh tranh là tuyển chọn, sắp xế hợp lý và giữ chân những nhân viên thực sự có năng lực, để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần có các nhân viên quản trị nhân sự để thực hiện quản trị nhân sự một cách có hiệu quả nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực đang có và giúp cho mối liên hệ giữa nhân viên và các lãnh đạo cấp cao được củng cố tránh các mâu thuẫn không cần thiết.

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong sự sống còn của các doanh nghiệp, do đó mà việc khai thác nguồn nhân lực càng trở nên cần thiết và đáng được chú trọng hơn. Việc quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi người quản lý cần có kiến thức về tất cả các mặt về con người và hiểu được tầm quan trọng của con người đối với sự phất triển. Việc quản lý nhân lực có hiệu quả, tức là khai thác được tối đa các khả năng tiềm ẩn của con người sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức rút ngắn được thời gian và giảm công sức.

Vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem quản lý nhân lực hay quản trị nhân sự là gì?

Khái quát chung về quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự là gì?

Quản trị nhân sự là bao gồm tất cả những hành động nhằm mục đích khai thác khả năng của nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả để phuc vụ cho mục đích của các doanh nghiệp, tổ chức như tuyển chọn, sắp xếp vị trí phù hợp,…việc quản lý nhân lực không chỉ xuất hiện trong kinh doanh sản xuất mà còn có mặt ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống.

Người làm quản trị nhân lực chuyên nghiệp là người có khả năng tìm kiếm, khai thác nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Đồng thời tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty, tổ chức nhằm phát huy hết hiệu suất, tiến tới mục đích chung

Xem thêm: Có nên học quản trị nhân sự?

Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò như thế nào?

Không giống như nhiều bộ phận khác như bộ phận Sale, Maketing, bộ phận quản trị nhân sự tuy không tạo ra giá trị trực tiếp về kinh tế, tuy nhiên lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho công ty, doanh nghiệp có thể hoạt động một cách trơn tru. Bởi ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ về tầm quan trọng của yếu tố con người đến bộ máy doanh nghiệp như thế nào.

Do vậy, những công việc của người làm quản trị nhân lực như thu hút, đào tạo nhân viên mới, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp những có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí, đồng thời giám sát, lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm… sẽ góp phần rất lớn vào thành công của một công ty

Ngành quản trị nhân sư học những gì

Nếu như bạn muốn tương lai sẽ trở thành một người làm quản trị nhân lực, bạn có thể đăng ký học ở một trong số các trường như Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Quốc dân Hà Nội…. Nhìn chung, ở trường Đại học bạn sẽ được học những kỹ năng cơ bản, có được cái nhìn chung nhất về ngành và những nhận thức đầu tiên về quản trị nhân sự. Được trang bị những kiến thức căn bản cũng như nâng cao về nguồn nhân lực, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh, các quy tắc ứng xử, giao tiếp giữa các nhân sự trong công ty, triển khai những công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động, các kiến thức liên quan đến quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, các nguyên lý quản trị kinh tế.

Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những trung tâm chuyên đào tạo nhân sự chất lượng cao mà chúng tôi đã đề cập ở bài viết này để nâng cao những kỹ năng liên quan tới nghiệp vụ mà ở trường Đại Học không được đưa vào chương trình giảng dạy

Xem thêm: Làm nhân sự cần học gì?

Học quản trị nhân sự ra làm gì

Có rất nhiều cơ hội dành cho mọi người trong lĩnh vực mới này:

Trong một doanh nghiệp, tổ chức thì việc quản trị nhân sự sẽ được thực hiện bởi giám đốc nhân sự, tuy nhiên trong các doanh nghiệp hay tổ chức nhỏ việc này sẽ được thực hiện bởi trưởng phòng nhân sự. Công việc này yêu cầu người quản lý cần có vốn kiến thức sâu rộng, hiểu biết về mọi lĩnh vực, khía cạnh. Trách nhiệm của người quản trị nhân sự tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp, tổ chức thông thường là sắp xếp và bố trí các chương trình, hoạt động có liên quan đến nhân sự, trong một số trường hợp có thể có sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan.

Giám đốc nhân sự

Mỗi bộ phận sẽ cần có một người giám sát, yêu cầu đối với giám đốc nhân sự là có kinh nghiệm về quản lý và vốn hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nào đó liên quan đến quản trị nhân sự như mảng việc làm, các mối quan hệ giữa nhân viên, việc bồi thường hay việc đào tạo chuyên môn của các nhân viên.

Nhân viên tuyển dụng

Là người có nhiệm vụ tuyển chọn, sang lọc các nguồn nhân lực mới và sắp xếp vị trí phù hợp với khả năng của từng người. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải giữ các mối quan hệ tốt đẹp với các trường đạ học và cao đẳng để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có triển vọng với công việc nhất, vì vậy mà có khả năng họ sẽ phải di chuyển khá nhiều trong công việc. nhân viên tuyển dụng cần phải làm các công việc tuyển chọn, phỏng vấn và đôi khi còn phải kiểm tra trình độ của nguồn nhân lực, họ có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Những nhân viên tuyển dụng còn giải quyết các vấn đề về cơ hội thăng tiến, lắng nghe và giải quyết các mâu thuẫn, phàn nàn để có thể đưa ra các giải pháp cần thiết tránh cho mâu thuẫn xảy ra, sau đó họ còn phải viết những bản báo cáo để trình lên cấp trên về những vấn đề đó

Phỏng vấn viên

Công việc của họ gần giống với nhân viên tuyển dụng, tức là họ sẽ kết nối các nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng có nhu cầu, tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn vị trí nhân viên nhân sự cũng như nhiều vị trí khác

Nhân viên lương thưởng và phúc lợi

Là người quản lý tiền lương, tiền thưởng hay là tất cả các khoản tiền nói chung có liên quan đến thu nhập của nhân viên. Họ lập kế hoạch nhằm chăm lo cho đời sống và phúc lợi của nhân viên, họ còn quản lý hồ sơ và hợp đồng lao động của tất cả nhân viên. Ngoài ra, những nhân viên lương thưởng và phúc lợi còn thiết lập các chế độ khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hay khen thưởng trong các hoạt động thành công của doanh nghiệp, tổ chức. Nói tóm lại, công việc của họ là phải đảm bảo chế độ phúc lợi và sự công bằng trong công việc giữa các công nhân với nhau, giữa doanh nghiệp của họ với doanh nghiệp khác đồng thời cũng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về lương thưởng và phúc lợi.

Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên

Tương tự như nhân viên lương thưởng và phúc lợi, công việc vhur yếu của họ là quản lý lương bổng của nhân viên, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm và lương hưu.

Chuyên gia phân tích công việc

Thực hiện các công việc chỉ đạo các chương trình và có thể cần có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó. Họ phải thu thập và kiểm tra các yêu cầu của nhà tuyển dụng để từ đó biên soạn ra bản mô tả công việc, bản mô tả công việc gồm có các kĩ năng, nhiệm vụ và yêu cầu đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Khi các doanh nghiệp, tổ chức lớn muốn đưa ra các công việc mới đồng thời xem xét lại các công việc đang có thì họ cũng cần có sự giúp sức của các chuyên gia phân tích công việc.

Chuyên gia phân tích ngành nghề (thường có ở các doanh nghiệp, tổ chức lớn)

Công việc chủ yếu là nghiên cứu các hệ thống phân loại ngành nghề, sự ảnh hưởng của ngành đó, xu hướng nghề nghiệp nhằm xem xét sự lựa chọn của nhân viên đối với các công việc hay các doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là người đảm bảo mối liên hệ giữa công ty họ với các công ty khác và với liên đoàn hay nhà nước.

Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên (quản lý phúc lợi nhân viên)

Vai trò của người làm quản trị nhân sự trong công ty là rất lớn bao gồm an toàn nghề nghiệp, đảm bảo sức khỏe, kiểm tra lương thực thực phẩm, an toàn khi vận hành máy móc, các hoạt động nghỉ ngơi giải trí,.. Họ còn cần phải lắng nghe và ghi nhận các ý kiến, yêu cầu từ công nhân, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và cả người g

Nhân viên quản lý về đào tạo, huấn luyện và phát triển

Là người thực hiện công việc giám sát việc phân bố, sắp xếp và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc khai thác tối đa tiềm lực của nhân viên để phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp.

Chuyên gia đào tạo, huấn luyện nhân viên

Lập kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo, hướng dẫ cho các giám sát viên nâng cao hiệu quả trong công việc, thiết lập các chương trình, hoạt động đào tạo các kĩ năng cần thiết trong công việc cho nhân viên mới, đồng thời đào tạo nhân viên duy trì và phát huy các kĩ năng để có thể ứng phó với bất kì trường hợp công việc nào. Bên cạnh đó, họ còn giúp nâng cao khả năng giao tiếp của các giám sát viên để có thể giao tiếp với nhân viên tốt hơn nâng cao hiệu quả làm việc. Họ còn có thể tổ chức các chương trình huấn luyện cá nhân nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả tiềm lực của nguồn nhân lực đã có cũng như đào tạo các nguồn nhân lực mới.

Trên đây là tất cả giải đáp cho thắc mắc về ngành quản trị nhân sự và các vị trí công việc của ngành quản trị nhân sự, một ngành đang khá phát triển và có nhu cầu về nguồn nhân lực khá cao, mỗi vị trí đều có ưu điểm và nhược điểm riêng đông thời cũng phù hợp với khả năng của riêng mỗi người. Vậy nếu lựa chọn ngành quản trị nhân sự thì làm sao để phát triển được trong ngành quản trị nhân sự?

Xem thêm: Quản trị nhân sự là làm gì?

Những kĩ năng cần có khi làm quản lý nhân lực

Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa do đó nhu cầu về ngành quản trị nhân sự cũng tăng cao, đồng thời ngành này cũng có một số yêu cầu nhất định trong công việc:

Có khả năng đáng giá cao và suy xét cẩn trọng

Để có thể làm tốt công việc này bạn cần có khả năng đánh giá cao và khả năng suy xét cẩn thận trong mọi chuyện, mọi trường hợp. Quản trị nhân sự là bộ phận nắm rõ tất cả thông tin của các bộ phận khác do đó mà vấn đề bảo mật thông tin luôn luôn được đặt lên hàng đầu vì vậy yêu cầu của công việc này là bạn phải giữ kín toàn bộ thông tin liên quan đến các nhân viên như thông báo sa thải, tăng lương hay lên chức của các nhân viên trong công ty.

Khôn khéo trong các mối quan hệ

Bên cạnh đó thì bạn phải là người khôn khéo trong các mối quan hệ, vì công việc quản trị nhân sự đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều người nên nếu bạn không thể xử lý trong các mối quan hệ thì có lẽ đây không phải là công việc phù hợp với bạn. Việc có những hiểu biết cơ bản về tâm lý học có thể giúp ích bạn rất nhiều khi làm quản trị nhân sự. Nói chung để có thể làm một nhân viên quản lý nhân sự tốt bạn cần có những nghiên cứu về hành vi, cách đối xử đối với mọi người sao cho hợp lý

Xem thêm bài viết: The Role of Psychology in Human Resources

Biêt thích nghi, chấp nhận và tiếp thu văn hóa của công ty

Ngoài ra, bạn sẽ phải là người thích nghi được với tất cả các môi trường làm việc, dễ dàng chấp nhận và tiếp thu văn hóa của công ty, biết cách quản lý, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý cũng là một thế mạnh trong ngành này.

Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cao

Một yêu cầu cũng không kém phần quan trọng nữa là bạn phải có cả kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cao để có thể xử lý công việc trong các trường hợp khác nhau mà không bị bỡ ngỡ trong các trường hợp cần thiết khẩn cấp.

Các yêu cầu nói trên không chỉ quan trọng trong ngành quản trị nhân sự mà cũng rất cần thiết trong các ngành khác. Ngành quản trị nhân sự luôn mở rộng cánh cửa để đón nhận các nhân tài muốn thử sức và đáp ứng được nhu cầu của công việc.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here