Bạn nghe nhiêu về khái niệm quản trị nhân sự, không chỉ với người làm nghề hành chính mà chủ doanh nghiệp, trưởng bộ phận chuyên nghành cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Vậy quản trị nhân sự là gì, những tố chất cần có của người làm quản tri. Có nên đi hoc các khóa quản trị nhân sự đang trở thành trào lưu đào tạo trong thời gian gần đây.
Xem thêm: Học Giám Đốc Nhân Sự Ở Đâu Tốt Nhất Tại TPHCM, Hà Nội
I. Quản trị nhân sự là gì
Quản trị nhân sự được hiểu đơn giản nhất là quản lý và vận hành tổ chức làm việc gồm nhiều con người, nhiều lĩnh vực, tính cách và khả năng khác nhau làm sao để phát huy tối đa hiệu xuất lao động. Người làm quản trị nhân sự tốt cần đáp ứng rất nhiều yếu tố chuyên môn có Tâm và Có Tầm mới thuyết phục được nhân sự làm theo sự quản lý của mình.
Trong doanh nghiệp công việc quản trị nhân sự thường gặp gồm những đầu mục sau:
- Lên kế hoạch tổ chức công việc
- Tuyển dụng đao tạo nhân viên mới và sắp xếp công việc với nhân viên cũ
- Nhận định chuẩn về khản năng của lao đông đảm bảo giao đúng người – đúng việc
- Tư vấn tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp các phương án nhân sư hợp lý, xử lý tình huống gỡ rối nhân sự.

Nói như vậy nghe có vẻ đơn giản bạn có thể làm được nhưng thú thật vào thực tế hơn 95% lãnh đạo, leader nhân sự thường đau đầu nhất về vấn đề quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Vì bạn khó mà biết được nhân viên của mình hôm nay làm tốt nhưng mai anh ta không xin nghỉ hoặc gặp vấn đề cá nhân phải xin nghỉ – Các phòng ban ghanh đua khen thưởng mâu thuãn nội bộ công ty. Hay trong tháng cao điểm mà công ty chậm lương 2 tháng liên tiếp nhân viên chán nản không muốn làm việc… tình trạng nhân viên nghỉ việc liên tục, tuyển người đào tạo được việc lại xing nghỉ… chỉ vài lý do cơ bản đó bạn cũng thấy người làm quản trị nếu không có kiến thức và kỹ năng cứng rất khó xử lý những trường hợp này. Người xưa có câu dung nhân như dụng mộc là như vậy – Mềm nắn rắn buông – Cương – Nhu đúng lúc mới là cách một người làm quản trị nhân sự chuyên nghiệp cần hướng tơi.
1.1 Vai Trò Của Quản Trị Nhân Sự Với Hoạt Động Tổ Chức Doanh Nghiệp
Nhiều người nghĩ, nhân sự không phải bộ máy chính tạo ra doanh thu trong công ty mà tại sao công ty nào cũng cân nhân sự, công ty lớn càng cần người làm nhân sự giỏi. Câu trả lời: Quản trị nhân sự giúp gắn kết tổ chức và các thành viên trong tổ chức một cách có quy củ. Đảm bảo phân chia công việc đúng người – đúng việc. Bạn nghĩ sao nếu một doanh nghiệp hoạt đông người ra vào không tô chức, nhân viên hứng lên xin nghỉ. Công ty nói thu nhập cao toàn 15 triệu/ tháng nhưng chỉ có 3/12 người đạt mức thu nhập đó còn lại nhân viên ở mức tầm trung 5triệu…. Với những trường hợp đó chắc chắn bộ máy tổ chức nhân sự có vấn đề và khó phát triển nếu không setup lại cách quả trị nhân sự phù hợp.

Vậy vai trò của người làm quản trị nhân sự sẽ mang lại những giá trị sau:
- Tư vấn phương án nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp về chính sách lương, bảo hiểm, chế độ, cách thức tổ chức phòng ban..
- Khích lệ động viên tinh thần làm việc của nhân viên trong công ty
- Tạo cơ chế đánh giá công bằng có khen thưởng, phạt rõ ràng thuyết phục
- Thực hiện các dịch vụ nội bộ của công ty: tổ chức liên hoan, nghỉ lễ tết, chương trình sự kiện…
- Lên kế hoạch đào tạo và tuyển dụng định kỳ .
Mình sẽ không nói nhiều những điều giáo điều lý thuyết này nữa mà đi thẳng vào vấn đề chính là làm sao để quản trị nhân sự tốt, cần những yếu tố gì khi làm quản trị nhân sư và tất nhiên là có nên học quản trị nhân sự không nha
1.2 Làm Sao Để Quản Trị Nhân Sự Tốt – Những Yếu Tố Cần Có Ở Người Quản Lý Nhân Sự Giỏi
Câu hỏi này mình đã trả lời hơn 100 tại các sự kiện lớn nhỏ, tư vấn cũng rất nhiều nhưng vẫn nên nói lại. Bạn đừng áp dụng cách quản trị nhân sự của công ty A vào Công Ty B vì thấy nó chuyên nghiệp nhưng thực chất nội tại bộ máy nhân sự công ty bạn có tiếp thu được ngay không lại là vấn đề lớn.
Thứ nhất: là tư duy ở người quản lý nhân sự: Đừng áp đặt cái tôi, đừng học lỏm và cũng đừng ba phải.
Nhiều người nói làm quản lý đội ngũ nhân viên trên dưới 30 người nhưng khi nói về cách tổ chức thì luôn áp dụng theo cảm tính. Có nghĩa là đánh giá ứng viên trên mức độ “đáng yêu” của họ- ai hay nói chuyện, giao tiếp tốt, xinh xắn thì rất ok, làm việc kém chút vẫn được chú ý. Nhưng nếu nhân viên mà thái độ với sếp thì xác định năng lực kém. Với những tổ chức như vậy bạn biết người tài họ sẽ đi về đâu rồi đó.

Hoặc trường hợp học lỏm khi chưa hiểu bản chất, thời gian gần đây tôi nghe nhiều về khái niệm đánh giá năng lực theo KPI và những phương pháp đánh giá lương, thưởng theo cách này. Trưởng phòng nhân sự đề xuất với lãnh đạo nên áp dụng cách đánh giá nhân sự theo phương án này trong tháng lương tiếp theo vì trước đó chưa có chính sách đánh giá năng lực rõ ràng. Ngay lập tức nhận về rất nhiều phản ứng từ nhân viên, khi giải thích bà trưởng phòng cũng rất ấp úng vì chưa từng áp dụng bao giờ, và cụ thể hiệu quả ra sao thì cũng chỉ nghe nói ở thành tựu của công ty nhà người ta. Như vậy học lỏm không tới nơi tới chốn cũng rất tai hại. Thay vì áp dụng luôn tại công ty nên thử nghiệm trước ở phòng nhân sự và hướng dẫn đao tạo nhân viên và có thời gian sửa dần dần để người lao động thích ứng.
Yếu tố ba phải rất hay gặp trong nhiều người bảo là quản trị nhân sự: Cái này thì cũng do tính người, chủ yếu thể hiện ở cách làm việc với cấp trên. Khi nhà quản trị nhân sự tư vấn giải pháp nhân sự với lãnh đạo nếu gặp phản biện nhiều người sẽ xuôi theo ý kiến người cao nhất. Hoặc bị ảnh hưởng từ nhiều phản ứng của nhân viên mà dễ dàng thay đổi dự định khi chưa phân tích rõ.
Tôi ví dụ thế này để bạn hiểu: Dự án bán hàng bỉm trẻ em của công ty A vào thị trường Bình Dương đưa chỉ tiêu 150 Đại lý 1 tháng giao cho phòng kinh doanh có 10 người. Tính trung bình 1 người / 15 đại lý. Đạt 75% chỉ tiêu (10 đại lý – tháng là đạt chỉ tiêu.) Phần lớn nhân viên vừa nhận dự án đã nói: “ cái này khó lắm sao mà làm được, có giỏi xuống mà làm – “ bà có đi thị trường đâu mà biết…” Những người này mặc định khó sẽ không có xu hướng cố gắng khi chưa được khích lệ bằng lợi ích hoặc đơn giản họ nghĩ cả phòng không làm được là dự án phải bỏ. Nên dù phản đối vẫn ậm ừ thực hiện. Cuối tháng chỉ có 2 người đạt chỉ tiêu số còn lại không đạt hoặc rất thấp. Có 2 phương án xử lý

Khi kết luận báo cáo người quản lý kết luận chỉ tiêu cao giảm xuống – Trường hợ này nếu bị ảnh hưởng từ thành tích của nhân viên yếu kém bạn sẽ là người ba phải k phân tích rõ ràng. Nhân viên không làm được lại nghĩ mình thông mình chứ k nhận ra năng lực yếu kém của mình. Đấy bảo khó từ đầu còn cố mà ép ông làm à.
Trường hợp thứ 2: Vẫn đặt chỉ tiêu như vậy tuy nhiên sẽ set up lại cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp và đanh giá lại cách thức tổ chức của nhân viên .Như vậy người không làm được sẽ có tâm lý nể phục bạn và bắt buộc phải cố gắng nếu không muốn bị xa thải vì sự thực ngay từ đầu họ nghĩ khó khăn thì sẽ không cố gắng hết sức khi mọi người xung quanh cũng khó như vậy.
1.2 : Sự trải nghiệm từ làm việc thực tế
Rất rất nhiều bạn đang nghic chỉ cần học 1 vài khoá quản trị nhân sự làm có thể làm tốt được công việc này. Bạn có nghĩ vậy không? Mình nói thật là có thể nhưng rất khó vì có thể bản thân những người hướng dẫn bạn họ cũng chỉ thành công trên 1 vài mô hình tại doanh nghiệp A,B, C nào đó chứ sao biết sẽ thành công trong công th bạn. Còn chưa tình để làm được như vậy họ đã trải nghiệm từ rất lâu rồi và tất nhiên lúc họ chưa thành công thì chả ai biết hay mời họ đi dạy cả. Nên học cũng tốt nhưng đừng mang tư duy đốt cháy dai đoạn học xong về làm ngay quản trị nhân sự chứ nhất định không chịu làm nhân viên.
Yếu tố trải nghiệm rất quan trọng nghề nào cũng vậy. Nếu bạn xác đinh theo nghề hành chính nhân sự mà tính đi học quản trị thì tốt nhất nên học một khoá nghiệp vụ tổng hợp để thạo nghề làm được – làm tốt rồi sau đó mới nói được quản được người khác.
Trường hợp CEO, Leader đi học quản trị nhân sự thì đó là nhu cầu hiện tại của họ và sẽ cần cho công việc ngay, nên không so sánh 2 trường hợp này nhé.

Yếu tố thứ 3: Kiến thức nghiệp vụ tốt – Kỹ năng giao tiếp ổn: Phần lớn người làm quản trị nhân sự đều thuộc lòng nguyên tăc này nên họ rất ít kho bị dồn vào thế khó trong giao tiếp. Phong cách xử lý công việc chuyên nghiệp chỉ thực sự chuẩn khi bạn có kiến thức nghiệp vụ vì không ai chịu nghe lời một người không có kiến thức. Đối với nghề hành chính nhân sự bạn nên tự học đầy đủ kiến thức tin học văn phòng, cách kỹ thuật làm nhân sự cơ bản, ngoại ngữ, nắm bắt tâm lý tốt. Am hiểu nhất đinh về một lĩnh vực nào đó như: tin học, marketing, đào tạo, tuyển dụng… sẽ gây ảnh hưởng tích cực tới những người chịu sự quản lý của bạn.

Yếu tố thứ 4: Quản trị nhân sự không phải công việc của người hiền – ngại va chạm
Thực sự đúng là như vậy sẽ không có gì nếu bộ máy nhân sự bạn setup vận hành trơn chu nhưng nếu có phát sinh tình huống nhân sự thì người quản lý phải làm sao?. Nhiều người có tâm lý ngại va chạm, sợ đối mặt mâu thuẫn, không thích hệ luỵ có xu hướng để nhân viên cấp dưới giải quyết và nghe báo cáo lại. Tuy nhiên với nhiều trường hợp bạn không thể hiền như vậy vì nếu không trực tiếp giải quyết bạn sẽ chưa thấy rõ mâu thuẫn phát sinh vì lý do gì. Với những trường hợp này ban sẽ bị mặc đinh là anh hùng Núp trong công ty như vậy thì nói ai nghe – Đe ai sợ nữa !
Ngoài ra những yếu tố cần có khi làm nhân sự cần biết cân bằng cảm xúc cực kỳ quan trọng vì mình thấy nhiều bạn stress mang luôn cảm xúc đó đi làm việc với người khác trong khi họ không phải tác giả.

Xây dựng và am hiểu về văn hoá công ty: Đây là lý do rất nhiều bạn mắc sai lầm khi vác nguyên công thức bên công ty Thời Trang xang công Ty Phân Bón.
Khả năng kết nối, lên kế hoạch, tổ chức: đây là nội dung ai làm nhân sự cũng phải biết và làm tốt nên mình sẽ không phân tích sâu.
II. Có nên học quản trị nhân sự không ?
Bạn mất tiền đi học sẽ nhận được kiến thức nhưng ở mức độ nào tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ hiện tại của bạn cũng như đơn vị bạn chọn đăng ký.
Nhiều bạn sinh viên đăng ký học quản trị nhân sự khi nói chuyện mình thấy nhận thức đang bị nhầm lẫn giữa làm quản trị và làm hành chính nhân sự, điều này sảy ra tương tự vơi một số bạn đi làm có 1-2 năm kinh nghiệm. Đó là phải học quản trị làm quản lý tốt chứ học vài ba khoá hành chính tổng hợp làm gì cho phí. Thực tế khi bạn học sẽ k ai nói với bạn hiếm lắm mới có doanh nghiệp thuê người mới như vậy về làm quản lý vì họ bán khoá học mà. Nên mình nói thật bạn tốt nhất nên hoàn thiện các kỹ năng dần như hành chính, nghiệp vụ, ngoại ngữ… nếu có thời gian nên tìm hiểu về nhân tướng học, tâm lý học và xây dựng văn hoá giao tiếp xử lý tình huống chuyên nghiệp cho mình trước. Khi đủ tầm bạn sẽ thấy lúc nào mình cần học quản trị nhân sự.

Còn học quản trị nhân sự ở đâu tốt! Hiện tại có nhiều đơn vị đào tạo, tư nhân tổ chức, chuyên gia tự đào tạo cũng có. Bạn nên tìm hiểu xem khoá học có phù hợp vs mục tiêu mình đề ra và ngân sách thế nào nữa. Đợt này mình thấy nhiều bạn phản hồi tích cực về khoá nhân sự bên VINATRAIN có dạy cả HN và HCM bạn thử tìm hiểu xem sao, tầm giá 3-5 triệu cho các khoá học nhân sự bên này khá hợp lý.
Một điều chắc chắn nếu bạn chưa đi làm chuâ va vấp thực tế khi đi học những lớp này sẽ có cảm giác lý thuyết xuông, hoặc nghe cho vui tai chứ chưa biết ứng dụng thế nào. Nên mình vẫn phải nhắc lại chỉ nên học khi cần còn lính mới thì nên học tổng hợp làm thợ tốt mới làm thầy giỏi được.
Bài viết kết thúc tại đây, nếu bạn thấy hay thì vote 5***** cho mình nhé.
Chúc bạn thành công!