Cuộc sống có muôn màu, muôn vẻ, chứ không phải bao giờ chỉ một màu hồng. Ngày nay việc làm rất đa dạng phong phú như giáo dục, y tế, quản lý, bất động sản, các ngành dịch vụ,… Và một trong những ngành nghề đang được chú ý đến nhất đó là ngành nhân sự.
Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu nhân sự ngày càng tăng
Trước đây nền kinh tế chỉ tồn tại một loại hình đó là loại hình nhà nước, nhưng ngày nay xã hội càng ngày càng phát triển việc xuất hiện nhiều loại hình như loại hình doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn,… là chuyện dễ hiểu, để tồn tại bắt buộc các ngành nghề phải cạnh tranh nhau.
Ngành quản trị nhân sự có nhu cầu ngày càng cao
Ngành nhân sự giờ đây được nhiều người theo đuổi, được các công ty, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Trong ngành nhân sự có rất nhiều vị trí để chúng ta lựa chọn, có những vị trí đòi hỏi yêu cầu cao, nhưng cũng có những vị trí lại không đòi hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp thờ ơ, không mấy quan tâm đến vị trí này. Chúng ta cũng phải biết rằng nếu càng ở vị trí nhân sự càng cao thì áp lực công việc sẽ nặng nề là điều không thể tránh khỏi, bù lại chúng ta sẽ nhận được nhiều thành quả cũng như lợi ích từ công việc đó. Nếu bạn được làm ở những công ty, doanh nghiệp lớn, phát triển thì bạn sẽ có cơ hội học hỏi thêm được nhiều bài học , tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn cũng có cơ hội tiến xa hơn chẳng hạn bạn có thể quản lý một nhóm, một phòng ban nào đó, thậm chí có thể là một giám đốc chi nhánh nào đó.
Vị trí nhân sự có những đặc thù riêng tùy vào từng công ty
Như chúng ta đã biết, ngành nhân sự có rất nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí có một tính đặc thù công việc riêng biệt, nhưng chúng vẫn có mối liên hệ bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Một người có thể cùng một lúc làm được nhiều việc, tuy nhiên có những việc quá phức tạp thì đòi hỏi họ cần có kỹ năng hay cần thêm người tư vấn để đảm bảo công việc được diễn ra suôn sẻ và hoàn thành đúng thời hạn.
Với những công ty, doanh nghiệp nhỏ thì cần ít nhân sự hơn vì họ có rất ít phòng ban, nên vấn đề công việc đôi khi sẽ đơn giản hơn nhiều, còn đối với nhưng công ty có quy mô lớn thì họ cần nhiều nhân sự hơn, thậm chí đến cả hàng trăm, hàng nghìn nhân viên , vì thế để quản lý được một lượng lớn nhân viên như thế thì đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp cần rất nhiều nhà nhân sự có tài năng để làm tốt các nhiệm vụ được giao, có nhiều nghiệp vụ rất khó, không nằm trong khả năng của họ nhưng bắt buộc họ cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, điều này chứng tỏ nhà lãnh đạo của họ rất tin tưởng ở họ.
Vậy thì người làm nhân sự học thêm gì
Hiện nay hầu hết bất kỳ một ngôi trường nào cũng mở lớp đào tạo ngành nhân sự, các tổ chức, các doanh nghiệp cũng đào tạo cho nhân viên các kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ cho tổ chức doanh nghiệp đó. Khi một người có tấm bằng trên tay, thì cơ hội để họ có việc làm là nhiều hơn, những người có tấm bằng loại giỏi, xuất sắc thì luôn được các công ty, doanh nghiệp chào đón, họ có thể được làm ở một vị trí cao ngay khi mới vào làm, nếu họ biết thêm các thứ tiếng, các kỹ năng mềm khác nữa thì chẳng có lý do nào ngăn cản họ trở thành một nhà quản trị nhân sự giỏi. Nhưng với một người không có bằng cấp mà họ trở thành một nhà quản trị nhân sự giỏi, thì chúng ta không phải bàn cãi gì nhiều vì đó là năng khiếu bẩm sinh của họ, với những người như thế trong bất cứ tình huống nào họ cũng luôn giải quyết được vấn đề một cách khôn khéo, đôi khi để hoàn thành nhiệm vụ họ cũng phải nhún nhường mà hạ thấp mình.
Những kỹ năng cần thiết
Để cũng cố thêm kiến thức cho mình về ngành quản trị nhân sự thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đứng trước đám đông, ngoài ra chúng ta có thể học thêm các môn tâm lý để nắm bắt được những suy nghĩ của người khác. Mặc dù có nhiều nhà quản lý nhân sự tài năng, họ không muốn chỉ dẫm chân ở một mức đó, vì thế họ không ngừng nổ lực học hỏi từ những chuyên gia nổi tiếng trên toàn thế giới, để mở rộng thêm kiến thức họ có thể bỏ ra một khoản chi phí để có được những kiến thức mà họ cần để đáp ứng cho công việc của họ.
Còn về bằng cấp thì sao???
Đối với chúng ta bằng cấp, việc chọn trường học và ngành học, tất cả đều rất quan trọng. Khi chúng ta chọn vào học ở một ngôi trường có danh tiếng, và một ngành học đang được nhiều người quan tâm, thêm vào đó là trong quá trình học tập chúng ta cần phải cố gắng để đạt được kết quả cao, thì sau khi ra trường chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được công việc, ngành nghề mà chúng ta đang theo đuổi. Trong tương lai nếu bạn muốn trở thành một nhà nhân sự thì ngay từ bây giờ bạn đừng chần chừ mà hãy vạch sẵn một kế hoạch cho mình để mình hướng tới, ví dụ: vị trí nào mình mong muốn , làm việc ở môi trường nào, chế độ đãi ngộ ra sao, muốn có được những điều đó thì trước hết bạn cần phải học, phải rèn luyện,…
Các vụ tranh chấp, khiếu nại ngày một gia tăng, đòi hỏi các nhà nhân sự cần hiểu biết về các luật. Để có một môi trường làm việc tố, lành mạnh thì doanh nghiệp cần có sự kết nối chặt chẽ giữa những người lao động với các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo, vì chỉ có lao động mới tạo ra được sản phẩm cho doanh nghiệp. Khi trong công ty, doanh nghiệp, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau có xảy ra các vụ tranh chấp, đòi hỏi cần có một luật sư, một nhà nhân sự có kiến thưc về luật để giải quyết tốt vấn đề đó, nên một luật sư cũng có thể trở thành một nhà quản lý nhân sự. Những người có khả năng quản lý tốt về nguồn nhân lực thì luôn được các doanh nghiệp, tổ chức đánh giá cao.
Những kỹ năng khác trong kỷ nguyên 4.0
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các nhà nhân sự cần khẩn trương tiếp cận với công nghệ tránh bị lạc hậu. Bạn phải có kỹ năng về máy tính, hiểu biết các ứng dụng của nó, các kết nối internet để tìm kiếm các thông tin, tìm hiểu các ảnh hưởng sắp xảy ra để phục vụ cho doanh nghiệp. Các nhà nhân sự cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để đảm bảo cho những đàm phán giữa các đối tác , các tổ chức, các cá nhân luôn được thực hiện một cách có hiệu quả.
Trong giao tiếp chúng ta cần phải nắm bắt được ngôn ngữ , phong tục tập quán giữa các vùng miền, luôn giữ mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người không khinh bỉ hay trách móc bất cứ một ai, nhanh chóng tiếp cận được với môi trường làm việc mới,…
Một nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt được các vấn đề trong doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội, để đưa ra các mục tiêu đúng và hoàn thành tốt mục tiêu đó. Có kỹ năng và sẵn sàng đứng ra giải quyết các xung đột xảy ra trong công ty.
Những khó khăn đối với người làm quản trị nhân sự
Khi chúng ta là một nhân sự mới bước vào ngành thì chắc chắn chúng ta phải chuẩn bị và đối mặt với nhiều rủi ro trong công việc. Kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm sống, các mối quan hệ trong xã hội… là những cái cơ bản mà chúng ta cần phải quan tâm. Vị trí mà chúng ta đang đứng là nỗ lực bấy lâu nay, để giữ được nó và muốn tiến xa hơn thì chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức, cần phải chịu được áp lực từ công việc, không phải một nhà nhân sự giỏi luôn được làm lãnh đạo ngay từ mới bắt đầu mà qua từng ngày họ từ từ phấn đấu để đi lên.
Bạn là người năng động, luôn tham gia các chương trình do nhà trường, lớp học tổ chức,… bạn luôn đúc rút được kinh nghiệm từ người khác, luôn có những ý tưởng sang tạo mới lạ thì bạn sẽ là một ứng viên sang giá sau này. Trong quá trình làm việc cho một cá nhân, tổ chức bạn luôn là người tiên phong, bạn trung thực, có tính kỷ luật cao thì bạn sẽ tạo được uy tín trong mắt mọi người.
Nếu sau này bạn muốn là một nhà quản lý nhân sự thì bất cứ lúc nào bạn có thời gian, tôi nghĩ bạn nên tham gia thực tế ở các tổ chức, doanh nghiệp để phuc vụ cho công việc của bạn sau này, giao tiếp với mọi người xung quanh cũng là cách mà bạn nắm bắt được suy nghĩ cua họ và tích lũy thêm kinh nghiệm sống cho mình.
[…] Xem thêm: Làm nhân sự cần học gì? […]
[…] Xem chi tiết tại: Làm nhân sự cần học gì? […]