Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Vị Trí Nhân Viên Quản Lý Nhân Sự

Hiện nay, quản lí nhân sự ( HR ) luôn là ngành được các doanh nghiệp quan tâm đến, nên số lượng nhân lực làm trong ngành này ngày càng nhiều. Nếu bạn đã là một người làm trong ngành quản lí nhân sự lâu năm, có những kinh nghiệm khá phong phú thì bây giờ chính là  thời điểm thích hợp để bạn có môt sự thay đổi đối với môi trường làm việc để học hỏi các kinh nghiệm, kĩ năng khác, cũng như là tạo một sự mới mẻ trong sự nghiệp của bản thân. Bạn đã bắt đầu có các sự cân nhắc và những lựa chọn cho mình.

Đối với một người đã làm trong ngành nhân sự có nhiều kinh nghiệm, đã quen với công việc tổ chức tuyển dụng nhân viên, nên có thể bạn sẽ lơ là, không để tâm đến một số câu hỏi thường gặp khi ứng tuyển vào các vị trí như Trưởng phòng hay Giám đốc nhân sự. bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các câu hỏi cần thiết mà bạn có thể sẽ bỏ qua.

Chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Khâu chuẩn bị là một trong những vấn đề mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý, nhất là khi đi phỏng vấn làm một nhân viên nhân sự

Trang phục cá nhân

Không cần phải quá bóng bẩy, hay xuề xòa, điều bạn cần là hợp lý, hãy tìm hiểu một chút về lĩnh vực của công ty bạn sắp tới phỏng vấn để ăn mặc sao cho phù hợp. Nếu bạn đi tuyển dụng ở vị trí nhân sự của một công ty chuyên về sự kiện, giải trí, sẽ khác với việc đi phỏng vấn ở một công ty về kế toán, ngân hàng… Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều có văn hóa riêng. Chính vì thế, đây là điều mà bạn nên quan tâm trước tiên

Hãy đến đúng giờ

Khi bạn vội vàng hay bối rối, sẽ chẳng làm được điều gì tốt 100% như ý muốn đâu. Chính vì thế bạn nên đến sớm hơn một chút so với lịch hẹn, khoảng 15 cho tới 20 phút. Thời gian chờ này sẽ giúp bạn có thời gian chỉnh lại trang phục, giữ được bình tĩnh và quan sát một chút về công ty mới

Chuẩn bị CV, kiến thức

Sẽ có những công ty yêu cầu bạn phải mang theo CV. Chính vì thế, đừng quên điều này. Ngoài ra, hãy đảm bảo răng, những kỹ năng của bạn sẽ được phát huy tối đa trong quá trình phỏng vấn. Chuẩn bị kiến thức một cách cẩn thận sẽ giúp bạn tự tin trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách liền mạch, lưu loát

Một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn

Bạn hãy nói về phong cách quản lí của mình?

Mỗi con người đều là một cá thể riêng biệt khác nhau về tính cách cũng như kiến thức do đó mà phong cách quản lí nhân sự cũng mang nét đặc trưng riêng, nếu bạn là người có phong cách quản lí đặc biệt hơn thì bạn hãy tự tin nói về nó trong vòng phỏng vấn.

Tuy vậy, hãy luôn nhớ rằng mặc dù bạn có phong cách quản lí riêng nhưng chúng không thể áp dụng ở mọi môi trường làm việc do đó bên cạnh việc nói về phong cách quản lí của mình bạn cũng hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn không phải là người luôn cho mình là nhất, bạn đủ linh hoạt để sẵn sàng thay đổi phong cách để có thể phù hợp với môi trường làm việc và bạn là người có đủ tố chất có khả năng thành công với vị trí này.

Điều gì bạn không thích nhất ở ngành quản lí nhân sự?

Không có bất kì ai là hoàn hảo cũng như không có bất kì công việc nào là như ý muốn, cũng giống như câu nói “đời không như mơ”, bất kì công việc nào cũng tồn tại những mặt hạn chế, những việc mà bạn cảm thấy không thích. Nhưng cho dù bạn có không thích chúng cũng đừng biểu hiện quá quyết liệt vì nếu làm vậy đó sẽ có thể là điểm trừ cho bạn.

Thay vì sử dụng các từ ngữ, thái độ gay gắt bạn hãy khôn ngoan khi lựa chọn ngôn từ, hãy nói về chúng một cách nhẹ nhàng và tinh tế hơn, chẳng hạn như thay vì dung những từ như “ cực kì ghét”,… thì hãy thay thế bằng cách nói “ tôi không đam mê”,… như vậy sẽ thể hiện được thành ý cũng như phong thái làm việc của bạn, nhưng cũng đừng quên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy dù bạn không thích một số điều nhưng bạn vẫn chấp nhận và bạn hiểu được sự quan trọng của điều đó đối với ngành này cũng như đối với doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển công ty nếu bạn được nhận?

Trước kia, công việc chủ yếu của ngành quản lí nhân sự là giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi hay các mâu thuẫn trong công ty thì ngày nay những người làm trong ngành này chủ yếu phải quan tâm đến nhiệm vụ tiếp xúc, quản lí cpn người để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy với vai trò là người quản lí nhân sự bạn đã có những phương pháp gì để khai thác năng lực của nguồn nhân sự nhằm có thể khiến họ hài lòng với phúc lợi, yêu công việc hơn, nhận ra vị trí của mình trong công ty và cống hiến hết mình. Đối với kế hoạch của mình bạn cần nói rõ về cách thực hiện cũng như cách đánh giá sự hiệu quả của kế hoạch đó. Để có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng bạn cần am hiểu về công ty đó, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể hoạch định ra các phương pháp mang lại lợi ích cho công ty nhất.

Phương hướng giải quyết mâu thuẫn nội bộ

Đối với một người làm nghề quản lí nhân sự thì bạn có nhiệm vụ là giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ tránh ảnh hưởng đến công ty, việc này đòi hỏi bạn phải là người luôn luôn giữ được bình tĩnh cũng như khéo léo xử lí mọi tình huống khó khăn. Để trả lời câu hỏi này đối với một người có nhiều kinh ngiệm phong phú như bạn là rất dễ, bạn chỉ cần kể những khó khan thực tế bạn đã gặp phải và hướng giải quyết của bạn trong công việc là được.

Hãy nói về môi trường làm việc mà bạn mong muốn?

Như đã nói ở trên để có thể vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng bạn cần tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin về công ty mà bạn lựa chọn, đồng thời đây đã là sự lựa chọn của bạn nên chúng tôi tin chắc môi trường làm việc ở đây tương đồng với môi trường mà bạn mong muốn, do đó hãy tự tin thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó.

Hoặc nếu bạn có những điều không hài lòng hoặc muốn thay đổi thì cũng hãy mạnh dạn bày tỏ với nhà tuyển dụng vì nếu trúng tuyển bạn sẽ là người quyết định môi trường làm việc, việc bày tỏ sẽ giúp cho nhà tuyển dụng và bạn hiểu nhau hơn tránh xảy ra các mâu thuẫn sau này.

Hãy đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng

Đây là câu hỏi để nhà tuyển xác định kĩ năng làm việc của bạn thông qua các câu hỏi mà bạn sẽ đề ra cho ứng viên. Đối với câu hỏi này bạn chỉ cần liệt kê ra những câu hỏi mà bạn cho là quan trọng đồn thời nếu bạn có những câu hỏi riêng, sáng tạo hơn thì bạn cũng hãy tự tin liệt kê ra vì có thể bạn sẽ gấy được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Hãy kể về một lần mà bạn làm trái quy định của công ty?

Người làm trong ngành quản lí nhân sự là người ban hành các luật lệ nhưng đông thời bạn cũng phải chấp hành các luật lệ do cấp trên đưa ra. Tuy nhiên, là một người quản lí nhân sự đối với các quy định mà bạn cảm thấy bất hợp lí thì bạn sẽ không tuân theo.

Là một người quản lí nhân sự bạn phải luôn là người năng động. Những lần không tuân theo quy định của công ty ( trong trường hợp bạn đúng) sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có trách nhiệm trong công việc, bạn sẵn sang đấu tranh, hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của cả doanh nghiệp.

Liệt kê các xu hướng quản lí nhân sự trong thời gian tới?

Khi ứng tuyển vào các vị trí đứng đầu trong ngành quản lí nhân sự bạn phải luôn luôn tìm hiểu các xu hướng quản lí nhân sự mới đồng thời chọn ra các xe hướng thích hợp với môi trường của công ty đê áp dụng vào thực tế. Hãy liệt kê các trang báo về vấn đề này mà bạn thường quan tâm hoặc những cuộc hội thảo mà bạn đã tham dự.

Trên đây là những câu hỏi thường gặp mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra mà bạn có thể bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp bạn có thể qua được vòng phỏng vấn khá dễ và hãy nhớ một điều quan trọng đừng bỏ qua bất kì cơ hội nào có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng.

3 BÌNH LUẬN

  1. […] Khi đi phỏng vấn xin việc bạn có rất nhiều điều cần phải chuẩn bị, cả về tâm lý lẫn kỹ năng chuyên môn, đừng quên là bạn đừng bao giờ đến muộn khi đi xin việc. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao một người có thái độ làm việc tốt, điều đó phần nào được thể hiện ở việc bạn luôn trân trọng thời gian. Ngoài ra có rất nhiều vấn đề khác mà bạn có thể xem chi tiết tại bài viết: Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Vị Trí Nhân Viên Quản Lý Nhân Sự […]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here