Đào tạo nhân viên mới là một trong những khâu rất quan trọng mà một nhân viên nhân sự mới phải tìm hiểu. Với rất nhiều việc cần thiết phải giải quyết. Sau đây Web Nhân Sự sẽ giới thiệu với các bạn những ý tưởng để đào tạo nhân viên mới hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo
Đào tạo nhân viên mới có tầm quan trọng như thế nào?
Ngày nay, khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng ngày càng gay gắt, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lược phát triển “thông minh”, tiết kiệm thời gian,công sức lẫn tiền bạc để tăng khả năng cạnh tranh của mình lên cao. Người nhân sự giỏi không phải là người chỉ là người biết tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên tốt mà còn phải biết đào tạo, giúp nhân viên mới tiếp cận nhanh chóng với môi trường mới ở công ty
- Xem thêm: Quản trị nhân sự là làm gì?
Nguồn nhân sự chất lượng cao là yếu tố quyết định
Một trong những điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất là tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình cạnh tranh. Vậy sau khi trải qua quá trình tuyển chọn, phỏng vấn, kiểm tra khá khó khan thì những nhân viên mới sẽ cần tranh bị các kiến thức, kĩ năng gì để có thể thích nghi với công việc mơi, môi trường làm việc mới, làm việc đạt hiệu quả cao và đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp?
Đào tạo phải song song với đãi ngộ, giữ chân nhân viên ưu tú
Việc đào tạo nhân viên mới giữ vai trò thực sự rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đồng thời cũng quyết định việc một doanh nghiệp có giữ chân được nguồn nhân lực của họ hay không. Khi các doanh nghiệp đào tạo các nguồn nhân lực mới họ sẽ không chỉ đào tạo các kĩ năng chuyên môn của một công việc mà còn chú ý đào tạo các kĩ năng chuyên môn của cac công việc khác của các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp nhằm giúp các nhân viên mới có thể nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong công ty cũng như sự liên kết giữa công việc của bản thân đối với toàn bộ công việc của doanh nghiệp
Những vấn đề mà người làm nhân sự cần phải quan tâm
Có nhiều yếu tổ cả chủ quan lẫn khách quan mà người làm quản trị nhân sự nhất định phải tìm hiểu, và nắm rõ, đó là gì?
Chất lượng đầu vào của nhân viên
Khi lựa chọn một nhân viên mới, đã qua khâu tuyển dụng, chúng ta đã phần nào nắm được năng lực của nhân viên mới, tuy nhiên khi đã vào làm việc rồi, nhất định yếu tố này cần được nắm rõ hơn nữa để có phương án đào tạo, huấn luyện nhân viên mới phù hợp. Bên cạnh đó, trong thời gian thử việc cũng rất chú ý đánh giá đúng mức độ tiếp thu của nhân viên mới, nếu ở mức kém quá thì chúng ta cần xem xét
Hòa nhập với môi trường mới
Khi bước vào một môi trường hoàn toàn khác thì nhân viên mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là hòa nhập với một văn hóa doanh nghiệp khác, một xã hội thu nhỏ
Ứng xử linh hoạt
Người làm quản trị nhân sự chắc chắn không phải là người mềm yếu, và một người nhân sự giỏi chắc chắn không phải là một người quá khô cứng. Cần phải có những kiến thức nhất định về mặt tâm lý học để có thể cư xử một cách đúng đắn. Tránh gây bất mãn mà thay vào đó là sự hòa hợp. Hòa hợp giữa các nhân viên mới và cũ, mới và mới. Một người quản trị nhân sự tài năng sẽ biết cách truyền thêm động lực cho nhân viên mới để họ tiến tới mục tiêu chung của công ty
Các bước đào tạo nhân viên mới
Việc thực hiện chương trình đào tào nhân viên mới cần được thực hiện một cách khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao như mong muốn, vậy bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được các bước cơ bản khi thực hiện đào tạo các nhân viên mới của mình
Giới thiệu về công ty, doanh nghiệp
Khi một nhân viên mới bắt đầu làm việc tại công ty, cần phải hiểu rõ được văn hóa trong công ty mới, phương thức, nguyên tắc làm việc. Và người truyền đạt các thông tin đó tới họ không ai khác chính là người làm quản trị nhân sự. Hãy giới thiệu một cách sâu hơn về môi trường làm việc của công ty cho nhân viên mới để họ có ý thức hơn trong công việc mình làm
Hướng dẫn các bước làm việc
Bước đầu tiên khi đào tạo nhân viên mới là hướng dẫn cho họ quy trình làm việc, tức là các doanh nghiệp hãy để cho các nhân viên mới của mình làm quen dần với công việc sắp tới của họ.
Các doanh nghiệp có thể biên soạn các văn bản, tài liệu về doanh nghiệp hay về công việc của bản thân nhân viên mới, hoặc bạn có thể sắp xếp một buổi huấn luyện giúp cho các nhân viên mơi tiếp xúc với công việc, thực hiện thử công việc một vài lần, ngoài ra bạn còn có thể tổ chức một buổi giao lưu giữa các nhân viên cũ với nhân viên mới nhằm giúp các nhân viên mới có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các nhân viên cũ.
Từ những điều trên bạn có thể giúp cho các nhân viên mới không còn bỡ ngỡ khi bắt đầu làm việc cũng như giúp được cho họ hiểu hết về những yêu cầu mà bạn mong muốn hay không mong muốn trong công việc.
- Xem thêm: Học quản trị nhân sự ở đâu tốt?
Truyền đạt những điều quan trọng và cần thiết
Tiếp theo đó, khi huấn luyện các nhân viên mới các doanh nghiệp cần chú trọng rằng không nên truyền đạt quá nhiều quy tắc, thông tin trong những ngày đầu mà hãy chỉ phổ biến các thông tin cơ bản nhất, những nhiệm vụ, kĩ năng cần thiết nhất đối với họ, vì nếu truyền đạt quá nhiều thông tin thì trong một thời gian ngắn như thế các nhân viên mới chắc chắn không thể nào tiếp thu hết từ đó sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy mà cơ bản nhất là nhân viên không thể làm việc hiệu quả từ đó ảnh hưởng rất lớn đến thành quả lao động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp
Xây dựng môi trường và hướng dẫn cho nhân viên tiếp thu công việc hiệu quả
Và cuối cùng để có thể giữ chân các nhân viên của mình cũng như nhằm tạo ra nguồn nhân lực mạnh giúp cho công ty nhanh chóng phát triển hơn thì các doanh nghiệp cần phải tạo mọi điều kiện để các nhân viên có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân họ.
Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc với nhiều mảng công việc của nhiều phòng ban khác nhau để họ có thể tiếp thu thêm kinh nghiệm và tránh trường hợp bị bỡ ngỡ trong trường hợp buộc phải đảm nhận các công việc khác ngoài công việc mà họ đang làm cũng như tránh mất thêm thời gian đào tạo khi các nhân viên phải làm các công việc khác khi doanh nghiệp cần.
Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho các nhân viên tiếp xúc với nhiều công việc cũng sẽ giúp họ có những chuẩn bị cho bản thân để có them cơ hội được phát triển trong công việc. Đồng thời các doanh nghiệp cần có những kế hoạch, chính sach hỗ trợ bước tiến trong tương lai cho các nhân viên có triển vọng trong công việc nhằm mục tiêu giữ chân các nhân viên xuất sắc cũng như tạo được cho bản thân doanh nghiệp có được một nguồn nhân lực mạnh, giữ vững sự phát triển của doanh nghiệp cũng như không bị thiếu hụt nguồn nhân lực trong bất kì trường hợp nào.
Trên đây là những bước đào tạo nhân viên mới cơ bản nhất, nhưng trên thực tế mỗi nhà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những cách đào tạo nhân viên khác nhau như mời chuyên gia giảng dạy hoặc để các nhân viên cũ truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên mới, nhưng dù là cách này hay cách khác thì về cơ bản họ cũng sẽ thực hiện theo một quy trình tương tự nhau. Nói tóm lại các doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ càng để có thể đưa ra lựa chọn thông minh cho quá trình đạo tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sụ phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ về trình đào tạo nhân viên mới
Quy trình đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình đạo tạo nhân viên từ chưa có kinh nghiệm đến có kinh nghiệm, trong quá trình đó các nhà đào tạo đã gặp không ít khó khăn, không chỉ đào tạo cho các nhân viên mới vào nghề, mà các nhà quản lý còn đào tạo cho tất các các thành viên trong công ty. Mỗi một thành viên lại có một lối sống hay cách làm việc khác nhau nên đôi khi trong quá trình đào tạo lại có sự bất đồng giữa một số nhân viên với nhà quản lý đào tạo, hay giữa các nhân viên với nhau. Đểviệc đào tạo đạt được hiệu quả cao thì nhà quản lý cần xây dựng một kế hoạch thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Các nhà quản lý đào tạo có thể tiến hành các bước sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo
- Lập kế hoạch đào tạo
- Thực hiện đào tạo
- Đánh giá đào tạo
Bước 1: Đánh giá và xác minh nhu cầu đào tạo
Trong bước này các nhà quản lý đào tạo cần đánh giá việc thu thập, tìm kiếm thông tin, dữ liệu cho việc đào tạo một cách đầy đủ, chính xác, và thông tin đó cần nhắm vào đối tượng cần được quan tâm. Việc xác nhu cầu đào tạo là bước cơ bản, cốt lõi và là tiền đề cho việc thực hiện các bước tiếp theo. Đối với việc xác định nhu cầu đào tạo thì nhà quản lý phải xác định đâu là những tiêu chí cơ bản để đào tạo cho các nhân viên, và mục đich của những tiêu chí đó là gì?. Trong quá trình đào tạo luôn luôn tồn tại 2 mặt đối lập:
Thứ nhất: Về mặt tích cực:
nếu một nhà quản lý xác định đúng định hướng về nhu cầu đào tạo cho nhân viên và các điều kiện về phía nhân viên chấp nhận được thì việc đào tạo đó sẽ tiến hành một cách dễ dàng hơn
Thứ hai : về mặt tiêu cực:
Trường hợp 1: nếu việc xác định nhu cầu về đào tạo của các nhà quản lý đào tạo là sai, hoặc do các yếu tố từ nhân viên, nếu xảy một trong hai trường hợp đó thì ngay từ đầu việc đào sẽ không bao giờ đạt kết quả
Các nguyên nhân có thể là do
Yếu tố khách quan là do môi trường, các điều kiện tự nhiên gây ra làm cho những nhu cầu đã xác định trước đó thực hiệ không đảm bảo
Yếu tố chủ quan chủ yếu là do con người gây ra:
- Môi trường làm việc kém hiệu quả.
- Các tác nhân bên trong gây ra do sự bất đồng về suy nghĩ của các nhân viên cũng như các nhà đào tạo với nhau đã tạo ra một môi trường làm việc không thoải mái.
- Yếu tố về sức khỏe của các thành viên
- Khả năng quản lý kém và năng lực tiếp nhận thông tin của các nhân viên còn chậm
- Các trang thiết bị đầu tư cho việc đào tạo còn sơ sài, kém chất lượng
- Các nhà quản lý chưa xây dựng được một chương trình đào tạo hợp lý.
- Môi trường đào tạo không đảm bảo vị trí xa trung tâm.
- Các chế độ chính sách đãi ngộ chưa thật sự hài lòng đối với nhân viên
- Thiếu hiểu biết trong quá trình đào tạo của quản lý, và sự nắm bắt công việc của nhân viên
- Các đánh giá của quản lý về nhân viên trong quá trình đào tạo chưa chuẩn xác
Các biểu hiện về nhu cầu đào tạo:
Thời gian đào tạo, các phản ánh từ cấp trên và khách hàng về phía nhân viên
- Sự bất đồng trong công việc giữa các nhân viên với nhau
- Các nhà quản lý chỉ tập trung đào tạo cho một mảng
- Các sai sót trong quản lý gây ra các tai nạn lao động không mong muốn
Có 3 cách tiếp cận để dánh giá nhau cầu đào tạo:
- Sự hợp tác hài hòa giữa các nhân viên và lãnh đạo với nhau
- Xây dựng kế hoạch cho chương trình đào tạo
- Việc lựa chọn các cá nhân trong quá trình đào tạo
Các nhà lãnh đạo thường có tầm nhìn chiến lược rất cao, và để thực hiện thành công một kế hoach nào đó thì sự ủng hộ của các thành viên trong công ty là không bao giờ thiếu.
Trong quá trình đưa ra các chiến lược, các nhà quản lý đào tạo củng như lãnh đạo của công ty cần phải phân tích các chiến lược đó ảnh hưởng như thế nào cho quá trình đào tạo, đem lại kết quả ra sao. Các nhà quản lý và nhà lãnh đạo cần phải phân tích các chiến lược một cách tỉ mỉ và cân thận tránh các sai sót gặp phải trong quá trình đào tạo, đưa ra các phương án đề phòng trong trường hợp xấu, phân tích từ cái cơ bản đến cái phức tạp để biết được đâu là những thông tin cần và đâu là thông tin cần loại bỏ.
Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo
Để cho quá trình đạo tạo được diễn ra một cách tốt nhất, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần phải lên kế hoach và nâng cao phát triển chương trình đào tạo. Việc lập kế hoạch có thể được thông qua:
- Việc chọn ra các thành viên phục vụ cho việc đào tạo, lên các công việc cần thực hiện
- xác định mục tiêu đào tạo
- Sắp xếp công việc đào tạo một cách hợp lý
- Thời gian đào tạo như thế nào
- Các chính sách đào tạo, nội dung công việc đào tạo
Để đáp ứng tốt cho chương trình đào tạo thì các nhà quản lý và nhà lãnh đạo cần đưa ra các nội dung cụ thể về từng lĩnh vực, từng khía cạnh trong quá trình đào tạo. Trong quá trình đào tạo các nội dung nào nhân viên cần được nắm rõ, và nhân viên được học những kỹ năng gì để quá trình đào tạo của các nhân viên được hoàn thành nhanh nhất có thể. Có thể phân loại hay hợp thức hóa các kiến thức lại với nhau tránh làm nhiễu kiến thức của các nhân viên.
Việc đưa ra các nguyên tắc đào tạo cũng là góp phân tăng hiệu quả cho quá trình đào tạo. Tất cả các thành viên tham gia, các tổ chưc quản lý cần phải nổ lực, phấn đấu trong quá trình đào tạo, Thời gia, địa điểm đào tạo phải được quy định rõ ràng, Kết hợp đan chéo các phương pháp đào tạo lại với nhau vừa cả lý thuyết, vừa cả thực hành để nhân viên tiếp thu và hiểu công việc một cách nhanh chóng. Các nhà đào tạo cần đặc biệt chú ý đến kỹ năng mềm của các thành viên trong quá trình đào tạo như giao tiếp, làm việc nhóm, các kỹ năng về tư duy sáng tạo, tổ chức,… Khi có một phương án mới được đưa ra thì cần báo ngay cho tất cả mọi thành viên tham gia chương trình đạo tạo để tránh các rối loạn trong đào tạo của nhân viên.
Bước 3: Thực hiện việc đào tạo
Thực hiện việc đào tạo nhân viên phải tuân theo các kế hoạt đã định sẵn, Các nhân viên có thể sẽ được thực hành tại địa điểm làm việc hay là ở một cơ sở khác có kết hợp lý thuyết. Đào tạo theo định hướng lĩnh vực công việc, rộng hơn nữa là theo một doanh nghiệp nào đó như doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thương mại, hay theo loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể là một doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Các hình thức đào tạo chính quy hay tại chức, theo các cấp khác nhau trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học,…Đào tạo theo các khuynh hướng khác nhau như về trình đọ chuyên môn, các kỹ thuật xử lý công việc, các hướng dẫn kỹ năng về tổ chưc hướng dẫn,…
Các nhóm đào tạo như là:
- Đào tạo cho nhân viên văn phòng
- Đào tạo cho nhân viên thị trường, quan hệ khách hàng, gặp gỡ đối tác
- Đào tạo cho nhân viên quản lý, công nhân tại các phân xưởng
Bước 4: Đánh giá chương trình đào tạo
Đánh giá về các mặt tích cực và các mặt hạn chế,
Đưa ra các ý tưởng để khắc phục các mặt hạn chế đó
Khi đánh giá về một sự vật hay sự việc nào đó chúng ta cần phải đưa ra các so sánh xem các sự vật sự việc đó thay đổi như thế nào? Trong công việc cũng vậy, các nhà quản lý đào tạo và các nhà lãnh đạo cần đưa ra các so sánh đối chiếu xem quá trình đào tạo đó có thực hiện theo đúng trình tự, kế hoach đề ra hay không? và trong quá trình thực hiện đó thì bản kế hoach đó có những lỗ hỏng nào mà các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo cũng như các thành viên tham gia khác cần khắc phục.
Về các thành viên tham gia ai là người luôn nổ lực, cố gắng, ai là kẻ ỷ lại, đâu là một nhà quản trị có tâm huyết với nghề, với nhiệm vụ của mình,
Các kết quả đạt được trong quá trình đào tạo, và cuối cùng là đưa ra các nhận xét của từng các thành viên tham gia.
Làm sao để tuyển dụng được nhân viên mới
Hiện nay ở thời đại mới, người làm quản trị nhân sự có rất nhiều nguồn thông tin cũng như các kênh tuyển dụng để có thể tìm được nhân viên mới
Mạng xã hội
Tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên mới thông qua mạng xã hội là một trong những phương pháp phổ biến ở thời điểm hiện tại. Một số mạng xã hội phổ biến để bạn có thể tìm kiếm được ứng viên như ý như Facebook, Twitter, Linkedin. Hãy tham gia vào các Group phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn hoạt động như kế toán, xuất nhập khẩu, logistics, ngân hàng và bắt đầu đăng tin tuyển dụng ngay
Các trang tuyển dụng
Ngoài mạng xã hội thì bạn có thể đăng tin trên các trang tuyển dụng, việc làm. Nơi bạn có thể tham khảo hàng triệu CV, các ứng viên phù hợp luôn sẵn sàng, hãy hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp và bắt đầu đăng tin tuyển dụng, tất nhiên, tin tuyển dụng của bạn có thể nhanh chóng bị các tin tuyển dụng khác làm trôi đi, khi đó có thể xem xét các gói tuyển dụng mà các trang này có sẵn
Một số ví dụ về các nhà quản trị tài ba thế giới
Sau đây hãy cùng nhau tìm hiểu một số “bí kíp” đào tạo nguồn nhân lực non trẻ của một số CEO, các nhà quản trị chiến lược hàng đầu trên thế giới
Paul Spiegelman, CEO của Beryl Companies
Người đã tạo ra một số ngày lễ như “ngày pajama”,… nhằm tạo môi trường làm việc vui vẻ cho các nhân viên từ đó giúp cho mối quan hệ giữa các cấp cao với nhân viên hay giữa nhân viên với nhân viên được cải thiện nhằm mục đích giữ chân cũng như thu hút sự chú ý của các nguồn nhân lực mới.
Zephrin Lasker, CEO của Pontiflex
Người đã tạo điều kiện cho các nhân viên của mình có giấc ngủ trưa ngắn, điều này giúp cho các nhân viên tăng hiệu suất làm việc cũng như tăng khả năng sang tạo của các nhân viên.
Chúng ta vừa tìm hiểu một số biện pháp đào tạo nhân viên của một số CEO, từ những dữ liệu trên các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các cách khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bản thân để có thể đào tạo và sở hữu một nguồn nhân lực mạnh tăng khả năng phát triển của chính mình!
Trên đây là một số chia sẻ của Webnhansu về việc đào tạo nhân viên mới. Đây là một trong số những công việc mà một người làm quản trị nhân sự giỏi bắt buộc phải nắm vững. Mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình đào tạo nhân viên mới cho công ty, doanh nghiệp của mình