Giám Đốc Nhân Sự Là Gì?

Giám đốc nhân sự là vị trí mà bất cứ một nhân viên nhân sự nào cũng muốn hướng tới, vậy giám đốc nhân sự là gì, các cấp độ, vai trò và trách nhiệm của giám đốc nhân sự trong công ty như thế nào, chúng ta hãy cùng Web Nhân Sự tìm hiểu về vấn đề này

Vị trí giám đốc nhân sự là gì

Thực trạng hiện nay của nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn không ngừng phát triển, để có thể làm được điều đó mỗi doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao. Vì vậy, nhân sự là một ngành quan trọng và không thể thiếu trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chú ý quan tam hơn về ngành nhân sự. Vậy với vị trí quan trọng của ngành nhân sự thì người đứng đầu của phòng nhân sự – Giám đốc nhân sự sẽ có tầm quan trọng như thế nào? Hôm nay qua bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của Giám đốc nhân sự.

P/s: Vị trí giám đốc nhân sự cần rất nhiều kỹ năng, chính vì thế hiện nay có rất nhiều bạn muốn đi học các khóa quản trị nhân sự để tăng nghiệp vụ, Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết học quản trị nhân sự ở đâu tốt để tìm được địa chỉ uy tín

Thực tế, hiện nay trong các doanh nghiệp vị trí giám đốc nhân sự chưa được chú ý lắm, người ta thường chỉ nhìn vào các vị trí như kinh doanh, tài chính, marketing,… Vị trí này thường bị hiểu lầm là gây phiền toái cho các bộ phận, các phòng ban hoặc đây chỉ là vị trí chấp hành mệnh lệnh của cấp trên.

Bây giờ bạn đã phần nào hiểu được giám đốc nhân sự là gì rồi phải không nào. Vậy vai trò thực sự của giám đốc nhân sự là gì?

Cấp độ của giám đốc nhân sự theo quy mô doanh nghiệp

Trong các tổ chức, doanh nghiệp ngành nhân sự được chia ra làm ba cấp độ và với mỗi cấp độ mà giám đốc nhân sự sẽ đóng các vai trò khác nhau tùy theo đó mà trách nhiệm cũng như công việc của giám đốc nhân sự nghĩa là gì?

Cấp độ 1: Trong các doanh nghiệp nhỏ

Nhiệm vụ chủ yếu của công tác nhân sự là xử lý các công việc hành chính như xếp lịch, giải quyết các mâu thuẫn nhỏ,…

Cấp độ 2: Trong các doanh nghiệp vừa

ở cấp độ này công việc của ngành nhân sự được chuyên môn hóa hơn. Bộ phận nhân sự sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến việc tổ chức công tác đào tạo đồng thời có vị trí nhất định trong việc sa thải hay thăng tiến của mỗi nhân viên trong công ty nhưng những công việc và nhiệm vụ đó cũng phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược của ban giám đốc.

Cấp độ 3: Trong các doanh nghiệp lớn

đây cũng là cấp độ nhân sự được chuyên mộn hóa hơn hai cấp độ trước và chỉ xuất hiện ở các tập đoàn đứng đầu thế giới. Ở cấp độ này bộ phận nhân sự sẽ hoàn thành các công tác liên quan đến hoạch định chiến lược. Các nhà nhân sự sẽ được xem như “đối tác” của ban giám đốc. Họ sẽ đưa ra các lời tư vấn và vạch ra các kế hoạch phát triển công ty theo các yêu cầu của ban giám đốc. Họ làm việc hoàn toàn tách biệt và bình đẳng với ban giám đốc.

Một số vai trò chính của giám đốc nhân sự trong một công ty

Là mắt xích kết nối giữa các nhân viên

Vì ngành nhân sự là ngành đảm bảo tạo ra môi trường thân thiện, có thể coi ngành nhân sự là mỗi liên kết giữa các bộ phận trong công ty, do đó với vai trò là người đứng đầu bộ phận nhân sự giám đốc nhân sự phải là người am hiểu về tâm lý.

Trong bất kỳ trường hợp nào giám đốc nhân sự cũng cần phải phát hiện và xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến công ty. Ví dụ như trường hợp có một nhân viên mới vừa được nhận vào và làm việc chưa lâu nhưng lại tỏ ra nản chí và có ý định nghỉ, khi đó sự việc này sẽ gây sự chú ý với các nhân viên khác làm cho các nhân viên khác hoang mang không biết chuyện gì đang xảy ra, đối với trường hợp này thì giám đốc nhân sự cần phải phát hiện và xử lý kịp thời, phải tìm hiểu nguyên nhân của chuyện này xuất phát từ đâu: do phát hiện bản thân không phù hợp hay do mâu thuẫn trong nội bộ,…

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân giám đốc nhân sự cần xác định xem nó có xác đáng không? Có giải quyết được không và phải giải quyết như thế nào? Thực tế cho thấy việc có giữ chân được nhân viên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhu cầu cơ bản như sinh tồn, an toàn, chai sẻ, chứng tỏ địa vị và hiện thực hóa lý tưởng. tùy thuộc vào mức độ của từng vấn đề ở mỗi nhân viên mà Giám đốc nhân sự sẽ có các hướng giải quyết khác nhau.

Một ví dụ cụ thể như là có một anh trưởng phòng đang làm một công việc nhẹ nhàng, lương cao, không áp lực nhiều và cũng không mâu thuẫn với bất kỳ ai, trong trường hợp này giám đốc nhân sự cần phải hiểu rằng anh này đang cảm thấy công việc này nhàm chán và anh muốn hiện thực hóa lý tưởng của bản thân, do đó hướng giải quyết sẽ là tạo ra cho anh ta các thách thức mới vừa kiểm tra năng lực anh ta vừa giữ chân được một nhân viên giỏi cho công ty.

Bên cạnh đó thì giám đốc nhân sự cũng nên là người biết lắng nghe và hiểu rõ ý kiến của các phòng ban để từ đó có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ đồng thời truyền đạt các mục tiêu, sứ mệnh,… của công ty đến với các phòng ban.

Chịu trách nhiệm về vấn đề truyền đạt thông tin từ cấp trên

Có một câu chuyện kể rằng: có hai người đàn ông đang đẽo đá giữa đường, một người đi ngang qua hỏi “anh đang làm gì vậy?”, người đàn ông 1 trả lời “tôi đang đẽo đá anh không thấy à”, người 2 trả lời “Tôi đang đẽo đá để xây ngôi nhà kia. Nó đã lên được tầng thứ hai”. Với cùng một câu hỏi nhưng hai người đàn ông lại có hai cách trả lời không giống nhau.

Thực tế cho thấy, các trường hợp tương tự cũng sẽ xảy ra trong các doanh nghiệp. Khi các kế hoạch, chiến lược của công ty được cấp trên đưa xuống không rõ rang thì các nhân viên sẽ có cách phản ứng như người đàn ông 1, trong trường hợp đó giám đóc nhân sự phải là người truyền tin hiệu quả, tất cả các kế hoạch, thông báo của cấp trên đều phải được truyền tải đến các nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể nhất. Cũng có những trường hợp các quy định từ cấp trên đưa xuống sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bị áp đặt, gò bò, nhưng nếu giám đốc nhân sự biết cách xử lý ổn thỏa, hiệu quả thì mọi khó khăn, mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết.

Chẳng hạn sẽ có một số quy định đặt ra như đi làm trễ sẽ bị phạt, điều đó sẽ gấy khó chịu cho các nhân viên, trong trường hợp đó giám đốc nhân sự sẽ phải giải thích cho họ hiểu về tầm ảnh hưởng của việc đi trễ đối với sản xuất kinh doanh của công ty và vì sao họ lại phải thực hiện các quy định đó, có như vậy thì các nhân viên mới hiểu rõ và tự nguyện thực hiện các quy định do cấp trên ban hành.

Đưa ra những hoạch định chiến lược chính xác

Một người giám đốc nhân sự giỏi đòi hỏi phải có các kĩ năng để có thể cùng ban giám đốc hoạch định các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi công ty quyết định cùng làm việc với một đối tác nào đó thì giám đốc nhân sự sẽ phải lập kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho dự án đó, đồng thời giám đốc nhân sự còn phải dự đoán hướng phát triển của ngườn nhân lực và đưa ra các kế hoạch tương lai để có thể ứng phó kịp thời khi cần thiết.

Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế, ban giám đốc yêu cầu phải tinh giản đội ngũ đồng thời cắt giảm các chi phí. Nếu là một giám đốc nhân sự lý tưởng bạn sẽ phải nghĩ cách để có thể tăng chi phí đào tạo, phát triển và thu hút các nhân tài, thậm chí chi phí, các khoản chăm lo cho đời sống tinh thần của nhân viên cũng không được giảm mà phải tăng lên.

Chẳng hạn như Kodak trong bất kỳ trường hợp nào dù cho khó khăn hay phát triển thì phúc lợi dành cho nhân viên cũng không hề thay đổi. Họ hỗ trợ bảo hiểm cho người già và với những đứa con nhỏ của nhân viên cũng vậy. Đối với tiền thưởng của nhân viên họ không phân theo định kỳ mà sẽ dựa vào năng lực, thành tích mà nhân viên đó đạt được và từng dự án cụ thể, do đó mà Kodak luôn luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong linh vực của họ.

Kết luận:

Tùy thuộc vào quy mô, quan niệm riêng của mỗi công ty mà các giám đốc nhân sự sẽ giữ các vị trí, vai trò khác nhau nhưng về cơ bản giám đốc nhân sự phải là người am hiểu tâm lý người khác, truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu và hoạch định các chiến lược khoa học, hợp lý, hiệu quả. Nhân sự giữ vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp ngoại trừ tài chính thì nhân sự chính lag nguồn lực cơ bản, cần thiết nhất của doanh nghiệp.

Trên thực tế, mỗi công ty mạnh đều nắm giữ các nguồn nhân lực mạnh và có chính sách hợp lý, hiệu quả, những điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tài năng của giám đốc nhân sự. Vì vậy mà các doanh nghiệp, ban giám đốc cần có cái nhìn đúng đắn, giao quyền hành và tạo điều kiện để giám đốc nhân sự có thể phát triển tối đa năng lực của bản thân nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các thành quả nhất định.

Phẩm chất của một giám đốc nhân sự giỏi:

Giám đốc nhân sự là người biết lắng nghe

Không giống với những giám đốc của các phòng ban khác như kinh doanh hay tài chính, giám đốc nhân sự phải là người biết lắng nghe, lắng nghe ở đây có nghĩa là không chỉ nghe mà còn phải cảm thông và chia sẻ. Nếu bạn là người không có khả năng lắng nghe cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể làm nhân sự, đó là lí do vì sao công việc này thích hợp với nữ giới hơn là nam giới.

Có khả năng thuyết phục

Một phẩm chất cần thiết của giám đốc nhân sự nữa là khả năng thuyết phục. Khôn chỉ lắng nghe người khác mà biết cách làm cho người khác cũng lắng nghe mình là một kĩ năng cần có ở một giám đốc nhân sự. Nhưng bạn phải chú ý thuyết phục ở đây có nghĩa là phải làm sao cho người khác tự nguyện lắng nghe chứ hoàn toàn không phải là ra lệnh.

Là người có thể truyền đạt thông tin nhanh chóng, hiệu quả

Khả năng truyền thông cũng là một phẩm chất rất quan trọng, nếu không có khả năng truyền thông tin các thông báo, kế hoạch của ban giám đốc sẽ bị truyền đạt sai cách làm cho các nhân viên không hiểu từ đó gây hoang mang và náo loạn trong công ty.

Tóm lại, giám đốc nhân sự là người giữ vị trí và vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, sự phát triển của nguồn nhân lực nói riêng và của cả công ty nói chung phụ thuộc vào khả năng làm việc của giám đốc nhân sự, do đó đây là vị trí không thể thiếu trong mỗi công ty đồng thời công ty cũng cần tạo điều kiện cho giám đốc nhấn sự có thể phát huy hết khả năng của bản thân.

1 BÌNH LUẬN

Trả lời Quản Trị Nhân Sự Là Gì, Khi Nào Cần Học Quản Trị Nhân Sự - Web nhân sự Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here