Cách Quản Lý Nhân Viên Hiệu Quả, Thuật Dùng Người

4
483

Quản lý nhân sự tức là quản lý con người, làm sao để quản lý nhân viên hiệu quả, giải quyết những mâu thuẫn bế tắc trong công việc để tăng hiệu suất công việc cao nhất. Cùng tìm hiểu cách quản lý nhân viên hiệu quả tại đây.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu ngạn ngữ trên cũng chính là tiếng lòng và sự trăn trở của rất nhiều nhà quản trị nhân sự.

Đối với một người làm nhân sự mà nói, để nhân viên có thể nể phục và nghe theo ý mình vốn đã chẳng hề dễ dàng. Vậy thì tham vọng muốn nhân viên làm việc không chỉ vì trách nhiệm và lương bổng mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp để cùng xây dựng một tập thể vững mạnh thì thật sự là bài toán mà rất nhiều nhà tuyển dụng vẫn loay hoay tìm lời giải. 

Cách quản lý nhân viên hiểu quả cần tạo ra động lực trong công việc cho họ
Cách quản lý nhân viên hiểu quả cần tạo ra động lực trong công việc cho họ

Sau khi tham khảo từ các chuyên gia nhân sự,  Tôi xin mạn phép gửi đến bạn 6 cách quản lý nhân viên tốt nhất có thể tham khảo

6 Cách Quản Lý Nhân Viên Hiệu Quả

1. Xây dựng đội nhóm – Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm trong doanh nghiệp là quá trình cùng nhau tập luyện và chinh chiến. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn nhờ hiểu rõ đồng nghiệp, sáng tạo hơn nhờ tương tác ăn ý, từ đó làm tăng năng suất lao động. Mọi người sẽ lắng nghe nhau nhiều hơn, nâng tầm giao tiếp trở thành thấu hiểu đến mức nhiều khi không cần nhìn, ta cũng có thể tạo ra những đường chuyền chính xác và đưa bóng vào lưới đây cũng là một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả 

  1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng của chia sẻ và giao tiếp

Đây là nghệ thuật quản trị nhân sự đỉnh cao. Những doanh nghiệp có bề dày lịch sử và đã thành công trong thời gian dài thường rất mạnh về yếu tố về nhân sự.

Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp? Bởi lẽ các nền tảng quản trị nhân sự khác như OKRs, thúc đẩy phát triển sản phẩm, theo khung năng lực,… thường chỉ hợp với chiến lược tối ưu kết quả kinh doanh, còn “giao tiếp” và “chia sẻ” mới là hai từ khoá chính của quản trị nhân sự. Dù đầu quân cho bất kỳ doanh nghiệp nào, con người điều cần quan tâm đến miếng cơm manh áo và những mối quan hệ đời thường, nói chung là những điều bình dị rất “con người”. Điều này càng đúng hơn nữa với truyền thống của người Việt.

Văn hóa giao tiếp là cơ sở tạo nên sự gắn kết nhân sự
Văn hóa giao tiếp là cơ sở tạo nên sự gắn kết nhân sự

Sự chia sẻ giúp cho việc hợp tác được cân bằng nhất về quyền lợi, nâng cao nhất sự tin tưởng, tôn trọng và tập trung. Việc giao tiếp cởi mở giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên, là nền tảng thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong doanh nghiệp.

  1. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả

Môi trường làm việc, hay chuyên nghiệp hơn là EVP doanh nghiệp, là một yếu tố tất yếu thuộc văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài việc quy định cách ứng xử, thái độ làm việc,… thì vẫn còn một vài khía cạnh cần bàn tới. Đó là những mục tiêu chung, sự đảm bảo của doanh nghiệp cho từng mục tiêu cá nhân và các yếu tố về nơi làm việc giúp nhân viên cảm thấy hứng thú.

Nếu bạn đề cao mục tiêu kinh doanh và coi kết quả kinh doanh là sự thành công duy nhất, bạn sẽ thu hút nhiều nhân viên có chí tiến thủ và hoài bão lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn coi trọng phát triển năng lực đội ngũ để duy trì một đội nhóm làm việc hiệu quả, bền vững giúp công việc kinh doanh phát triển đều đặn và lâu dài, nhân viên phù hợp là những người đủ kinh nghiệm, chỉ cần một mức đãi ngộ hợp lý và những đồng đội thấu hiểu họ.

Môi trường làm việc rất quan trọng trọng quyết định hiêu quả công việc
Môi trường làm việc rất quan trọng trọng quyết định hiêu quả công việc

4. Giúp mọi thành viên phát triển

Không phải chỉ duy nhất một người hoặc một nhóm người cụ thể mới có cơ hội được học tập và phát triển. Việc để nhân viên mới chỉ quanh quẩn pha trà, rót nước hoàn toàn không phải là cách thức đúng đắn. Quả thực họ là ứng viên thiếu kinh nghiệm nhưng họ có tiềm năng, họ sẽ làm tốt công việc nếu được tham gia vào các buổi onboarding hiệu quả, được hoà mình vào tập thể như những nhân viên bình thường.

Sẽ thật tuyệt vời nếu doanh nghiệp bạn không chỉ cho nhân viên một công việc mà còn là một sự nghiệp phát triển lâu dài. Đó chính là điều mà mọi nhân viên đều muốn nghe và cống hiến hết mình cho điều đó.

5. “Nói được làm được” – trách nhiệm tối cao trong công việc

Nhà quản trị nhânnên đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên. Không cần phải căng thẳng như ra lệnh “Chúng tôi không trả lương cho anh để anh biến công việc thành đống ngổn ngang như thế này!”, hãy tạo cho nhân viên thói quen chuẩn bị kỹ lưỡng và theo đuổi công việc đến cùng. Trước khi chốt phương án triển khai cuối cùng, nhân viên cần ngồi lại với bạn để bàn bạc lập kế hoạch, xin lời khuyên về các rủi ro có thể xảy ra. Sau đó, hãy chắc chắn mọi người đều phải làm và cố gắng hết sức để làm được theo đúng kế hoạch. 

Không thiếu những người quản lý nhân sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhân viên
Không thiếu những người quản lý nhân sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhân viên

6. Theo dõi, kiểm soát, khích lệ

Bạn cần nắm được tần suất làm việc, kết quả từng khâu hoạt động của các bộ phận (chỉ theo dõi các kết quả chính), kết quả chung của doanh nghiệp, các chỉ số về thời gian nghỉ phép, giờ đi làm, KPI, hiệu quả đào tạo nhân viên,… Khi kiểm soát chặt chẽ, bạn sẽ hiểu rõ về tình hình hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ. 

Hành động khích lệ kịp thời có thể giúp một nhân viên chưa có phong độ tốt quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình. Với các nhân viên đạt được kỳ vọng hay thậm chí là vượt kỳ vọng, bạn có thể khích lệ để họ liên tục lập những kỷ lục mới trong hiệu suất làm việc của mình. Khích lệ là liệu pháp tinh thần cực tốt, đem lại nhiều giá trị mà nhà quản trị nhân sự cần làm thật giỏi.  ‘

Khi quản lý nhân sự giỏi bạn sẽ luôn được trọng dụng hướng đãi ngộ tốt
Khi quản lý nhân sự giỏi bạn sẽ luôn được trọng dụng hướng đãi ngộ tốt

Mong rằng những bí quyết mà tôi chia sẻ trên đây sẽ là kim chỉ nam đồng hành cùng những ai làm nghề quản trị nhân sự, giúp bạn tìm ra giải pháp đánh bại mọi vấn đề trong môi trường doanh nghiệp, là yếu tố để bạn thực hiện ước mơ trở thành nhà quản lý xuất sắc trong tương lai gần nhất.

Xin Cảm Ơn!

4 BÌNH LUẬN

  1. Nhân viên sau thời gian làm việc khá lâu mà k thấy được tăng lương, họ cảm thấy hơi bất mãn đề cập tăng lương k được chấp nhận. Cách giải quyết như thế nào cho ổn thỏa?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here